Hình ảnh

MultiBoot 2016 mọi thứ bạn cần biết - Phần 4

Loạt bài viết MultiBoot 2016 mọi thứ bạn cần biết trong phần cuối này Tuấn giới thiệu về các nhóm phần mềm sử dụng trong Windows 10 PE. Mặc định tác giả đã cấu hình Auto script tự động mount gói iso Apps ra ổ Y còn Windows 10 PE nằm trong ổ X tất cả đều lấy từ ram chứ không lấy từ HDD.
Hình ảnh

MultiBoot 2016 mọi thứ bạn cần biết - Phần 3


Đây là phần quan trọng nhất để đánh giá 1 chiếc usb multiboot có tốt hay không người ta dựa vào các gói phần mềm sử dụng được trong Windows PE. Vậy thế nào là tốt? tốt là vì nó đáp ứng đúng và đủ nhu cầu cho người sử dụng Windows PE quan trong nữa là không bị lỗi khi chạy phần mềm vậy gói phần mềm đi kèm của tác giả có tốt không? Để đánh giá nó  sau đây Tuấn xin giới thiệu qua các nhóm gói tắt là nhóm Apps như tác giả đặt tên.

Hình ảnh

MultiBoot 2016 mọi thứ bạn cần biết - Phần 2


Nối tiếp bài viết MultiBoot 2016 mọi thứ bạn cần biết ở phần 2 này Tuấn giới thiệu về Windows 10 PE. Mình đã tích hợp sẵn cả 2 bản Windows 10 PE x64 (64 bit) và x86 (32 bit) vào trong ISO Multiboot rồi như đã giới thiệu ở phần 1 bạn hoàn toàn có thể sử dụng 1 Windows 10 PE hoặc x64 hoặc x86. Và đây là lưu ý lựa chọn nếu chỉ dùng mình máy bạn.
  • Nếu máy bạn mặc định Bios boot UEFI hoặc boot Legacy nhưng đang cài Windows 64 bit thì bạn chỉ nên chọn Windows 10 PE x64 và sửa lại menu boot như Tuấn hướng dẫn ở phần 1.
  • Nếu máy bạn mặc định boot Legacy và đang cài Windows 32 bit thì chỉ chọn Windows 10 PE x86.
  • Bạn chỉ có thể dùng 1 trong 2 Windows 10 PE (W10pe64.wim hoặc W10pe32.wim trong thư mục WinPE) này áp dụng vào ISO MultiBoot nếu dùng bộ Win PE khác sẽ có thể lỗi không boot được.
  • Nếu Bios máy bạn có 2 chế boot USB Legacy và USB UEFI nếu bạn chọn boot USB Legacy thì mới vào được giao diện Multiboot như giới thiệu ở phần 1. Còn nếu bạn chọn USB UEFI nó sẽ boot luôn vào Windows 10 PE x64.
  • Windows PE boot mặc định lấy Ram làm lưu trữ do đó máy không có HDD vẫn có thể boot được.
Windows 10 PE này được làm từ Windows 10 phiên bản Pro build 10240 và không tích hợp phần mềm nên boot vào máy sẽ rất nhanh.

Hướng dẫn sửa lại Windows 10 PE W10pe64.wim và W10pe32.wim

Để sửa lại W10pe64.wim và W10pe32.wim bạn cần di chuyển vào ổ cài Win thường là ổ C sau đó chuột phải bỏ tùy chọn Read only nếu có.
Tạo thêm 1 thư mục ở ổ C lấy tên gì cũng đươc ví dụ WinPE


Tiếp đến bạn tải phần mềm DISM GUI  rồi chạy phần mềm bằng quyền administrator


  • 1. Chọn W10pe64.wim hoặc W10pe32.wim.
  • 2. Chọn thư mục để mount Win PE vào đó như ở trên mình chọn thư mục WinPE vừa tạo.
  • 3. Bấm chọn Mount WIM để xả nén W10pe64.wim hoặc W10pe32.wim vào thư mục WinPE.
  • 4. Quá trình xả nén sẽ mất khoảng 30 giây đến 1 phút
  • Khi xả nén xong bạn không được tắt phần mềm  DISM GUI mà để nguyên đấy để sửa xong còn gắn kết lại. Nếu bạn lỡ tắt đồng nghãi bạn phải xóa hết file đã xả nén và chạy phần mềm để chọn làm lại.
Khi mount thành công bạn truy cập thư mục xả nén sẽ được như hình bên dưới


Dưới đây Tuấn liệt kê một vài thư mà bạn có thể sửa được.
  • Thay hình nền mặc định trong Windows 10 PE
  • Xóa hoặc thay âm thanh khởi động.
  • Thêm phần mềm portable lưu ý phần mềm này phải chạy được trong Windows PE
  • Thêm hình vào hộp thoại System properties
  • ...
1. Để thay hình nền mặc định bạn truy cập vào thư mục đã xả nén Windows 10 PE chọn Windows>Web>Wallpaper>Windows thay ảnh gốc bằng ảnh của bạn lưu ý ảnh có kích thước phân giải tối đa 1366x768.


2. Xóa hoặc thay âm thanh khởi động truy cập Windows>Media nếu thay thì chọn âm thanh có dịnh dạng wav hoặc mp3.


3. Để thêm hình vào hộp thoại System properties bạn lựa chọn 1 ảnh có kích thước 120x120 định dạng bmp và có tên oemlogo copy ảnh vào Windows>System32 như ví dụ hình bên dưới.



4. Để thêm phần mềm portable bạn copy phần mềm vào trong thư mục Program Files


Lưu ý sau này bạn muôn 1 chạy phần mềm đã thêm vào Windows 10 PE thì khi Boot vào Windows 10 PE bạn phải phải vào thư mục Program Files chạy phần mềm đã thêm.

5. Để thêm hoặc xóa shorcut ngoài desktop hay biểu tượng ghim dưới taskbar truy cập vào Windows>System32 mở file PECMD.ini edit lại trong đó.


Phần LINK là shorcut và PINT là taskbar. Bạn cũng có thể thêm shorcut phần mềm mà bạn đã thêm ở trên trong này.

Sau khi sửa xong Windows 10 PE trở lại phần mềm DISM GUI thao tác như trong hình.


  • 1. Chọn Dismount để gắn kết lại
  • 2. Yes để xác nhận

Cuối cùng bạn có thể dùng W10pe64.wim hoặc W10pe32 này thay thế cho W10pe.wim gốc.

Đón xem phần 3
Hình ảnh

MultiBoot 2016 mọi thứ bạn cần biết - Phần 1


Nhiều bạn xài máy tính laptop chắc đã từng nghe qua Multiboot nhưng không khỏi  thắc mắc không biết nó là cái gì ? và nó có tác dụng gì khi tôi sử dụng nó áp dụng vào máy tính của tôi?...

Trong khuôn khổ bài viết này Tuấn chỉ giới thiệu sơ lược về ISO MultiBoot 2016 của tác giả Tống Đình Phúc. Xin cảm ơn tác giả đã cho ra đời công cụ boot tuyệt vời này cho mọi người sử dụng.
Hình ảnh

Hướng dẫn tải và tạo boot ra USB với MultiBoot 2016


MultiBoot là công cụ cứu hộ đa năng trong đó dùng Windows 10 PE  là chủ yếu. thêm gói ứng dụng cần thiết trong việc cứu hộ, cài win, quản lý phân vùng, test phần cứng, office và cà giải trí... Ưu điểm của bản Multiboot này là nó hỗ trợ boot cả 2 chuẩn UEFI và LEGACY, boot nhanh, giao diện dễ sử dụng.

Windows 10 PE
Do bộ này Tuấn không tích hợp sẵn ISO nên các bạn tự tải về và làm theo hướng dẫn

Tải về
  • Tải ISO MultiBoot tại đây
  • Tải Windows 10 PE tại đây
  • Tải gói Apps tại đây
  • Tải công cụ Rufus tại đây
Hướng dẫn tạo Boot ra USB



- Copy Windows 10 PE (W10pe64.wim và W10pe32.wim vào thư mục WinPE trong USB
- Copy gói Apps (Appx64.iso và Appx86.iso) vào thư mục Apps trong USB

Lưu ý:
  • Nếu chỉ dùng 1 bản Windows 10 PE ví dụ W10pe64.wim thì chỉ dùng gói Appx64.iso và ngược lại
Hình ảnh

Tích hợp Win 10 PE vào HDD DualBoot với Windows 10

Chuyên mục hôm nay sẽ hướng dẫn làm thế nào để tích hợp Windows 10 PE vào HDD dualboot với Windows 10 hiện có. Vậy Win PE có tác dụng gì? Xin nêu ra những ưu điểm sau:

  • Cài mới Win
  • Sao lưu và phục hồi hệ thống
  • Cứu hộ dữ liệu

Với việc tích hợp Win PE vào HD có những tiện lợi nhất định:
  • Không cần usb
  • Dùng cho cả 2 chuẩn boot UEFI và LEGACY
  • Không chiếm nhiều dung lượng, không phải format phân vùng
  • Dễ thực hiện
  • Quan trọng nhất là nếu win không boot được do lỗi hệ thống nhưng vẫn vào Win PE được
Nhược điểm:
  • Thời gian boot máy sẽ chậm hơn so với chưa tích hợp vì phải thêm 1 màn hình Windows Boot Manager
Chúng ta cùng đi vào thực hiên trong bài viết này. Tuấn làm trên laptop HP cài Windows 10 UEFI boot

Bạn nào nếu chưa có Win 10 PE thì tải tại đây lưu ý là win đang cài trên máy nền tảng 32 bit hay 64 bit mà chọn tải Win 10 PE tương ứng
Chọn phân vùng cần tích hợp Win 10 PE ở đây mình chọn ổ D copy Win 10 PE (Win PE có dạng đuôi .wim) vào phân vùng đó

Vì Win 10 PE này sử dụng gói phần mềm riêng sau khi vào Win 10 PE nó tự tìm thư mục Apps có chứa gói Apps.iso nên bạn cần tải thêm gói Apps tương ứng với Win 10 PE mà bạn đã tải về
Tại phân vùng bạn vừa đặt Win 10 PE lúc nãy bạn tạo thêm 1 thư mục Apps

Copy Apps.iso vừa tải về vào thư mục Apps

Phần chuẩn bị file đã xong tiếp theo ta cần thêm boot vào BCD. Ở đây có 2 cách dùng EasyBCD hoặc Bootice
Cách dùng EasyBCD .
Các bạn cài win trên trên hệ thống UEFI lưu ý là không cần quan tâm phân vùng chứa Win PE là NTFS hay FAT32 vì file boot nó nằm trong ổ Boot GPT mặc định là FAT32 rồi

Nếu bạn đang cài win trên hệ thống UEFI sẽ có 1 hộp thoại cảnh báo bạn cứ bấm OK là được

Tại giao diện EasyBCD tích vào thẻ Add New Entry chọn WinPE

Name: Đặt tên cho dòng hiển thị trong menu boot
Path: Chọn file Win 10 Pe mà bạn đã lưu trước đó
Xong bấm Add Entry để thêm boot

Tiếp theo qua thẻ Edit Boot Menu và làm theo hình nếu muốn có menu boot dạng metro thì tích vào ô Use Metro Bootloader, thiết đặt phần nào khởi động mặc định thì tích vào ô tương ứng , thời gian hiển thị menu boot trong Count down from xong bấm Save Settings để áp dụng.

Cách dùng Bootice
Khởi chạy Bootice chuyển qua tab BCD Edit chọn Easy mode

  • Add: Chọn New WIM boot entry
  • Tích vào ô RamDisk
  • Partition: Chọn phân vùng chứa Win 10 PE (W10pex64.wim)
  • OS title: đặt tên
  • File: ghi \W10pe64.wim (nếu Win PE 32 bit thì ghi \W10pe32.wim)
  • Bấm Save current system để áp dụng thêm boot
  • Save Global áp dụng tất cả

Khởi động máy xem test kết quả
Giao diện Windows 10 PE